Thiết bị xử lý nước cứng công nghiệp - Emiir Japan

Thương hiệu: EmiiR Tình trạng: Chỉ còn 1 sản phẩm
Liên hệ
Gọi điện để được tư vấn: 0907761768
Hình thức thanh toán Giải pháp lọc nước Nhật Bản - Điều hòa không khí Giải pháp lọc nước Nhật Bản - Điều hòa không khí Giải pháp lọc nước Nhật Bản - Điều hòa không khí

NƯỚC CỨNG LÀ GÌ ?

  • Nước cứng là nước chứa nhiều ion như Ca2+, Mg2+,…
  • Cụ thể nước tự nhiên được coi là nước cứng nếu chứa trên 3ml đương lượng gam cation canxi (Ca2+ và Mg2+) trong 1 lít.
  • Độ cứng của nước được quyết định bởi lưu lượng các chất khoáng hòa tan trong nước, quan trọng là do các muối có chứa ion Ca2+ và Mg2+. Tổng hàm lượng (Ca2+ và Mg2+) > 3mg đương lượng/ lít thì nước được coi là cứng.
  • Nước nhiều Mg2+ có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng trong nước.
  • Ngày nay người ta còn tính cả ion Fe2+ và Na+ vào độ cứng. Độ cứng của nước thiên nhiên dao động rất nhiều và đặc trưng lớn ở nước ngầm.

CÁC LOẠI NƯỚC CỨNG

  • Độ cứng tạm thời: Tạo bởi các muối Ca và Mg carbonat và bicarbonat, trong đó chủ yếu là bicarbonate vì muối carbonat Ca và Mg hầu như không tan trong nước. Gọi là độ cứng tạm thời vì chúng ta có thể giảm được nó bằng nhiều phương pháp đơn giản. Trong tự nhiên, độ cứng tạm thời của nước cũng thay đổi thường xuyên dưới tác dụng của nhiều yếu tố, ví dụ như nhiệt độ.
  • Độ cứng vĩnh viễn: tạo bởi các muối khác của Ca và Mg như sulphat, clorua… chỉ có thể thay đổi bằng các phương pháp phức tạp, đắt tiền.

PHÂN LOẠI NƯỚC CỨNG

PHÂN LOẠI NƯỚC

Độ cứng trong mg/l

Độ cứng trong mmol/l

Độ cứng trong dGH/odH

Độ cứng trong gpg

Mềm

0 – 60

0 – 0.6

0.3 – 3

0 – 3.5

Cứng vừa

61 – 120

0.61 – 1.2

3.72 – 6.75

3.56 – 7.01

Cứng

121 – 180

1.21 – 1.8

6.78 – 10.08

7.06 – 10.51

Rất cứng

>= 181

>= 1.81

>= 10.14

>= 10

TÁC HẠI CỦA NƯỚC CỨNG

  • Nước cứng gây cho các thiết bị công nghiệp (thiết bị lạnh, nồi hơi,…) dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, làm giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống, dần dần có thể gây áp lực lớn có thể gây nổ nồi hơi trong một thời gian dài.
  • Nước cứng không được phép dùng trong nồi hơi vì khi đun sôi nước cứng thì canxi cacbonat (CaCO3) và magie cacbonat (MgCO3) sẽ kết tủa bám vào phía trong thành nồi hơi supde (nồi cất, ấm nước, bình đựng...) tạo thành một màng cặn cách nhiệt, làm giảm hệ số cấp nhiệt, có khi còn làm nổ nồi hơi.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CỨNG

Phương pháp dùng hoá chất

Trong thực tế áp dụng hàng loạt phương pháp xử lý nước bằng hóa chất với mục đích kết hợp các ion Ca2+ và Mg2+ hòa tan trong nước thanh các hợp chất không tan dễ lắng và lọc. Các hóa chất thường dùng để làm mềm nước là vôi, soda Na2CO3, xút NaOH, hydroxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4.

Nhược điểm:

Ảnh hưởng đến môi trường, tốn kém chi phí, ảnh hưởng thiết bị sử dụng, không xử lý triệt để vấn đề.

 Phương pháp trao đổi ion:

Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng vật liệu polymer có chứa sẳn những ion trao đổi nhựa trao đổi ion. Khi cho nguồn nước chứa (Ca2+, Mg2+) đi qua lớp vật liệu chứa: Na+, do đặc tính của polymer liên kết với ion Magie và Canxi mạnh hơn với Na+ do vậy ion Ca2+ và Mg2+ sẽ bị giữ lại trên bề mặt polymer còn ion Na+ sẽ đi vào nguồn nước.

Những vật liệu Polymer sau khi hết khả năng trao đổi có thể được xử lý và tái tạo lại khả năng lọc.

Nhược điểm:

Sử dụng điện, thiết bị cồng kềnh, sử dụng phức tạp, phải thay vật liệu, thêm muối trao đổi, tốn nước, tốn điện.

 

 

 

 

 

 

  • Không sử dụng điện
  • Không sử dụng hoá chất
  • Chi phí đầu tư 1 lần
  • Tăng tuổi thọ của các thiết bị khác
  • Tăng hiệu quả kinh tế, không tốn chi phí xử lý môi trường.
  • Không tốn chi phí vận hành.
  • Nhỏ gọn, dễ lắp đặt. Thiết kế thẩm mỹ, tiện lợi.
  • Sản phẩm được sản xuất 100% tại Nhật Bản.